Bản tin virus Covid-19 và Truyền thông sáng 15-9
Đăng ngày 15-09-2020 08:17, Lượt xem: 134

Tính đến 6h ngày 15-9, Đà Nẵng không ghi nhận ca mắc CODID-19 mới, số ca mắc hiện tại là 389 ca.

I. Cập nhật tình hình (Tính đến 6h00 ngày 15-9)

* Thế giới: 29.432.906 người nhiễm/ 932.380 người tử vong

* Việt Nam: 1.063 người/35 người tử vong/926 người khỏi bệnh

* Đà Nẵng: Tính đến 6h ngày 15-9, Đà Nẵng không ghi nhận ca mắc CODID-19 mới, số ca mắc hiện tại là 389 ca.

II. Báo chí viết về Covid-19

Hôm qua và sáng hôm nay (15-9), trên các phương tiện truyền thông có các nội dung nổi bật:

Đà Nẵng:

Vietnamnet: Bến xe, nhà ga ở Đà Nẵng 'hồi sinh' sau thời gian dài 'đóng băng'

(https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/ben-xe-nha-ga-o-da-nang-hoi-sinh-sau-thoi-gian-dai-dong-bang-673810.html)

Sau hơn 1 tháng “đóng băng” vì dịch Covid-19, hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách đi và đến Đà Nẵng được khôi phục trở lại.

Tại sân bay Đà Nẵng lúc 11h ngày 14/9, dù chưa nhộn nhịp nhưng ở nhà ga đi đã có một lượng ít hành khách đến làm thủ tục đi Sài Gòn, Hà Nội.

Theo nhân viên hãng hàng không Vietnam Airlines, dự kiến ngày 14/9 sẽ có 4 chuyến đến và đi Đà Nẵng. Tuy nhiên vì lượng hàng khách ít, hãng đã cắt bớt một chuyến.

Ông Đoàn Hưng, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Trung cho biết, hiện nay các hãng bay vẫn giữ nguyên chuyến đi và đến Đà Nẵng mặc dù đã có lệnh bỏ giãn cách vì nhu cầu đi lại của hành khách vẫn chưa tăng,

“Thời gian đầu nên hành khách cũng ít đi. Với tình hình này thì lượng khách sẽ tăng từ từ. Hiện tại sân bay luôn đảm bảo được nhu cầu đi lại của mọi người”, ông Hưng thông tin. Ngày 13/9, có 11 chuyến bay đến Đà Nẵng (TP.HCM 6 chuyến và Hà Nội 5 chuyến). Tổng hành khách đến là 1.451 người.

Tại bến xe trung tâm Đà Nẵng, quầy bán vé thi thoảng có vài hành khách vào mua vé...

Gần đến giờ rời bến, xe loại 47 chỗ của nhà xe Huệ Thi (tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị) chỉ có hơn 10 hành khách...

Nữ nhân viên bán vé nhà xe Tú Tạc (tuyến Đà Nẵng ra đến Thanh Hóa) cho biết, trong sáng 14/9 nhà xe bán được khoảng 40 vé.

Theo ông Phạm Lợi - Tổng GĐ Công ty Cổ phần Vận tải và Quản lý bến xe Đà Nẵng hiện nay lượng hành khách đi đến thành phố tập trung nhiều là người dân ở các tỉnh phía Bắc. Dù đã được hoạt động lại nhưng lượng khách rất ít.

Ga Đà Nẵng cũng đã hoạt động trở lại, nhưng hành khách đi lại bằng phương tiện này cũng chưa nhiều.....

Việt Nam:

Người lao động: Chủ tịch Thừa Thiên – Huế lên tiếng vì sao chưa dỡ bỏ kiểm soát người đến từ Đà Nẵng

(https://nld.com.vn/thoi-su/chu-tich-thua-thien-hue-len-tieng-vi-sao-chua-do-bo-kiem-soat-nguoi-den-tu-da-nang-20200914164001002.htm)

Ngày 14-9, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết dự kiến từ 0 giờ ngày 15-9 địa phương này sẽ không hạn chế đi lại của người dân đến từ Quảng Nam vì đã qua 28 ngày tỉnh này không phát hiện trường hợp nhiễm bệnh mới theo quyết định 07/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với người dân đến từ Đà Nẵng dự kiến đến sau 24-9, Hải Dương là ngày 30-9 tỉnh này mới dỡ bỏ hạn chế nếu không phát hiện ca nhiễm Covid-19 mới.

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn giữ quy định người đến từ vùng dịch (3 địa phương trên) phải đăng ký trước qua mạng để được xem xét, phê duyệt. Khi đến địa phận tỉnh này, người dân đã được phê duyệt phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả âm tính trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.

Thời gian lưu trú tại Thừa Thiên -Huế tối đa là đến thời điểm hết hạn 72 giờ tính từ khi lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR. Trường hợp có nhu cầu cấp thiết muốn tiếp tục ở lại thì phải lấy lại mẫu để xét nghiệm chậm nhất 12 giờ trước khi kết thúc thời hạn 72 giờ của lần xét nghiệm PCR trước đó. Kinh phí lấy mẫu và xét nghiệm người có nhu cầu chi trả và họ phải đăng ký lại tại địa chỉ nêu trên.

Quy định trên khiến nhiều người cho rằng tỉnh Thừa Thiên – Huế quá cứng rắn trong phòng chống dịch Covid-19, "ngăn sông cấm chợ" hoặc tự đưa ra "luật" riêng, trái với các quy định của Thủ tướng; làm khổ và gây tốn kém tiền bạc của người dân. Họ đưa ra lập luận rằng Đà Nẵng, Quảng Nam đã qua 14 ngày không có ca nhiễm Covid-19 mới từ cộng đồng, xét nghiệm diện rộng cũng đã làm, người dân đi khắp nơi nhưng muốn đến Huế lại phải cần giấy xét nghiệm RT-PCT.

Phóng viên Báo Người Lao Động đã có trao đổi ngắn với ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế về vấn đề này:

PV: Thưa ông, vì sao Thừa Thiên - Huế vẫn yêu cầu có giấy xét nghiệm RT-PCT âm tính?. Liệu Thừa Thiên - Huế có "ngăn sông cấm chợ", làm trái với chỉ đạo của Thủ Tướng không?

Ông Phan Ngọc Thọ: Thủ tướng yêu cầu tháo dỡ giới hạn đối với địa phương đã công bố hết dịch. Trong khi Quảng Nam kể từ ngày 15-9 mới xong 28 ngày, Đà Nẵng mới ngày thứ 12.

PV: Nhưng liệu Thừa Thiên – Huế áp dụng biện pháp buộc có giấy xét nghiệm RT-PCR có cứng rắn quá không? Sao không thể đổi qua phương án khuyến cáo người dân đến từ các địa phương này nên tự cách ly khi đến nơi lưu trú hoặc hạn chế tiếp xúc?

Ông Phan Ngọc Thọ: Công dân đến Thừa Thiên – Huế là để đi lại, không ai ra để tự cách ly 14 ngày cả. Với tình hình này, khả năng khoảng 13 ngày nữa là hết hạn chế rồi. Có thể sớm hơn khi tình hình tốt lên.

Vietnam+: Hà Nội hướng dẫn người nhập cảnh đăng ký cách ly tại khách sạn

(https://www.vietnamplus.vn/ha-noi-huong-dan-nguoi-nhap-canh-dang-ky-cach-ly-tai-khach-san/664007.vnp)

Tin từ Sở Y tế Hà Nội, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 4436/UBNDKGVX về việc tiếp nhận người Việt Nam từ nước ngoài nhập cảnh về cách ly tại khu cách ly tập trung khách sạn có thu phí.

Tất cả người Việt Nam sau khi nhập cảnh tại sân bay quốc tế Nội Bài được vận chuyển đến các khu cách ly tập trung của thành phố do Quân đội quản lý và được xét nghiệm SARS-CoV-2.

Với những trường hợp xét nghiệm có kết quả âm tính, nếu có nguyện vọng cách ly tại khách sạn có thu phí (tự trả tiền cách ly) sẽ thực hiện các thủ tục như sau nếu tổ chức hoặc cá nhân đã đăng ký từ trước, có xác nhận đặt phòng của khách sạn (được cấp phép tổ chức cách ly tập trung phòng COVID-19), được phép chuyển đến cách ly tại khách sạn đã đăng ký.

Tổ chức hoặc cá nhân chưa đặt phòng tại khách sạn, liên hệ với Ban quản lý khu cách ly tập trung để được hướng dẫn và sẽ nộp đơn trực tiếp tại khu cách ly tập trung…

Trước đó, tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố cần lưu ý những giải pháp cụ thể hơn; đặc biệt khi việc mở lại đường bay thương mại, đối tượng cần giám sát và cách ly sẽ tăng thêm.

Các ngành chuyên môn như Y tế, Quân đội, Công an cần có dự báo sát tình hình để có phương án chủ động, phù hợp với thực tiễn.

Ngoài ra, cần chuẩn bị các điều kiện về vật tư; phân công phân nhiệm; đánh giá việc thu phí cách ly cũng như những điều kiện đảm bảo an toàn đối với khu cách ly ở khách sạn./.

III. Mạng xã hội nói gì về Covid-19

Rất nhiều tài khoản cá nhân, nhóm, fanpage đăng tải các nội dung bàn luận xoay quanh Covid-19. Cụ thể:

Đà Nẵng:

Các tài khoản Facebook, trang mạng xã hội đăng tải nội dung liên quan đến thông tin Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tiếp nhận bệnh trở lại vào ngày mai 14.9.

Toàn quốc:

Các tài khoản Facebook, trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh liên quan đến thông tin chưa mở lại đường bay quốc tế từ 15/9.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ

 

 

 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT