Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 7)
Giáo Lao: Núi có đỉnh nhọn như mũi giáo, có tên là Chủ Sơn (Đại Nam nhất thống chí), nằm ở phía tây bắc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Sườn núi phía Đông trở về Nam thuộc địa giới nguồn Lỗ Đông, đổ ra sông Yên, sườn núi phía Bắc thuộc địa giới nguồn Cu Đê, đổ ra vịnh Đà Nẵng.

Giằng
Châu
thành lập theo quyết định của Ủy ban kháng chiến – Hành chính tỉnh Quảng Nam tháng 1/1948, trên cơ sở các làng dân tộc miền núi tách ra khỏi huyện Đại Lộc. Đến tháng 6/1949, châu Bến Giằng đổi thành huyện Bến Giằng, sau rút gọn lại thành huyện Giằng. Nay đổi thành huyện Nam Giang.

Giằng xay
Dốc
làm ranh giới tự nhiên giữa Tam Kỳ và Tiên Phước, Quảng Nam. Phía đông là xã Tam Lộc, phía tây là xã Tiên Sơn, trên con đường Tam Kỳ đi Việt An.

Gió Quít
Núi
cao 823m, nằm phía cực tây huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, làm ranh giới giữa hai huyện Trà My và Núi Thành, nơi phát nguyên của sông Tiên chảy qua khu vực mỏ vàng Bồng Miêu, tới gần thị trấn Tiên Kỳ mang tên sông Tiên.

Gò Cà
Đồi thấp
nằm cạnh phía Tây quốc lộ 14B, thuộc xã Hòa Khương, Hòa Vang. Xưa có nhiều cà hoang (trái tròn như hòn bi, đắng, không ăn được) mọc thành gò.
Thời kháng chiến chống Pháp, ngày 31/3/1949, Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 108 đã đánh một trận giao thông chiến ngoạn mục, phá hủy 14 xe quân sự, diệt gọn một đại đội lính Tabord. Gò Cà nay được quy hoạch thành nghĩa trang nhân dân của thành phố.

Gò Đình
Di chỉ khảo cổ
thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh nằm trên ngọn đồi thuộc xã Đại Lãnh, cách huyện Đại Lộc về phía Tây khoảng 20km. Nơi đây có những mộ chum, chứa đựng di vật chôn theo người chết bằng đá cuội, đất nung, thủy tinh, sắt, mã não, .. Di chỉ có niên đại khoảng trước và sau công nguyên.
 

Gò Muồng
Khu vực
đất cao có nhiều cây muồng mọc thành rừng, thuộc xã Đại Hòa, Huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Năm 1886, nơi đây xảy ra trận phục kích của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu tiêu diệt nhiều lính Pháp và lính Nam triều từ Vĩnh Điện kéo lên Đại Lộc.
Do địa hình cao, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quân xâm lược đã đóng đồn và đặt pháp lớn trên gò này, khống chế vùng đồng bằng của các huyện Điện Bàn, Hòa Vang và Đại Lộc.

Gò Nổi
Khu vực
giữa hai nhánh sông Thu Bồn, dòng chảy đến Vân Ly tách làm hai nhánh: một nhánh bên phía Nam chảy qua ngã Chiêm Sơn, Trà Kiệu, một nhánh phía Bắc chảy qua Kỳ Lam, Dinh Trận, rồi nhập lại ở An Trường thành sông Chợ Củi tạo nên một cù lao lớn dài khoảng 10km, mang tên Gò Nổi, bao bọc bởi sông nước chung quanh.

Trước Cách mạng tháng tám, Gò Nổi có 24 làng. Đây là vùng trù phú bậc nhất của tỉnh Quảng Nam, nơi có nghề ươm tơ, dệt lụa, dệt vải,..nơi sản sinh nhiều nhân vật, nhà khoa bảng, trí thức nổi tiếng cả nước. Gò Nổi mệnh danh là đất học.

 
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Gò Nổi là mảnh đất kiên cường “Nhất Củ Chi nhì Gò Nổi”. Ngày nay, Gò Nổi được chia làm 3 xã (Điện Quang, Điện Phong, Điện Trung).

Cổng TTĐT thành phố
 
 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT