Lễ hội đình làng An Hải
Làng An Hải, nguyên xưa có tên là xã Phước Vang, thuộc tổng Phước Châu thượng, huyện Hoà Vinh (Hoà Vang), đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) được cải danh xưng là xã An Hải, thuộc tổng An Lưu hạ, huyện Diên Phước.


Mảnh đất phía đông sông Hàn này đã một thời được các vua nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì - gọi là thành An Hải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Sau đợt tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày 1/09/1858 vào Đà Nẵng, thành An Hải và Điện Hải đã bị hư hại nặng. Đến nay, mặc dù dấu vết thành An Hải hầu như không còn nữa, nhưng dấu ấn của cuộc kháng chiến hào hùng ngày xưa vẫn còn lưu giữ trong lòng người dân bao thế hệ qua câu chuyện truyền khẩu.

Năm 2000, lễ hội đình làng An Hải được khôi phục, nhắc nhở mọi ngườì quay về một thời hào hùng ấy. Lễ hội đình làng An Hải được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8 âm lịch. Sau lễ thỉnh văn khai mạc lễ hội tại đình, mọi người đổ xô ra bờ sông để xem thi lắc thúng - một môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển. Nhiều hoạt động văn hoá thể thao được diễn ra với sự tham gia của đông đảo dân làng như thi cờ tướng, thi kéo co, bên cạnh đó còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh, múa lân… Đông vui nhất là hội thi lắc thúng mang đậm sắc thái sinh hoạt làng biển. Ngoài ra trong lễ hội cũng có tổ chức diễn tuồng.

Lễ hội đình làng ngày càng thu hut khách du lịch Đà Nẵng đến tham dự. Đình làng An Hải, phường An Hải Tây là một ngôi đình được xây dựng có niên đại hơn 400 năm. Lễ hội đình làng An Hải được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8 âm lịch. Sau lễ thỉnh văn khai mạc lễ hội tại đình, mọi người đổ xô ra bờ sông để xem thi lắc thúng - một môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển. Trong sân đình, các kỳ thủ cân nhắc lợi hại từng nước đi để tranh nhau chiếm giải môn cờ tướng. Các đội tham gia thi kéo co cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập cuộc. Bên cạnh các trò dân gian truyền thống ấy còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh... Xế chiều diễn ra hội thi múa lân. Khi đêm xuống, sau buổi xây chầu hát lễ diễn ra đầy sắc màu dân tộc, mọi người lại tề tựu về sân khấu trước đình xem hát tuồng. Sáng hôm sau, trong phần lễ chính thức, đại biểu các tộc họ cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp của làng, trước khi bước vào dâng lễ tế theo nghi thức cổ truyền.


Lễ hội đình làng An Hải nhắc nhở mọi người luôn tự hào về một quá khứ hào hùng của cha ông, dù trải qua bao năm tháng, tên đất - tên làng vẫn còn vang vọng những hồi quang oanh liệt không chỉ của một thành phố mà còn của cả một dân tộc.
 

Cổng TTĐT thành phố
 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT