Thông tin rộng rãi đến người dân về chủ trương của thành phố “không ngăn sông cấm chợ”, không ngăn cản, hạn chế đi lại
Đăng ngày 17-01-2022 19:18, Lượt xem: 816

Ngày 17-1, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố ban hành Công văn số 135/STTTT/TTBCXB đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin đến người dân về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, tập trung tuyên truyền về diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch hiện nay theo chỉ đạo của Trung ương, thành phố, các văn bản hướng dẫn, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Thành ủy, đặc biệt là nội dung chỉ dạo và thực hiện trong các văn bản mới nhất, gồm: Công văn số 1322-CV/TU ngày 3-12-2021 của Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường thực hiện biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Công văn số 8648/UBND-SYT ngày 24-12-2021 của UBND thành phố về “tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp lễ, hội cuối năm 2021, đầu năm 2022 và kiểm soát biến chủng mới Omicron của virut Sars-Cov-2”; Công văn số 8402/UBND-KGVX ngày 13-12-2021 của UBND thành phố về “tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến chủng mới Omicron của virut Sars-Cov-2”; thông tin nội dung chỉ đạo của BCĐ phòng, chống COVID-19 thành phố...

Đồng thời, thông tin rộng rãi đến người dân về chủ trương của thành phố “không ngăn sông cấm chợ”, không ngăn cản, hạn chế đi lại; đảm bảo hoạt động của các siêu thị, chợ truyền thống; đảm báo cân đối cung cầu một số mặt bàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dãn trong dịp Tết; đảm bảo giao thông thông suốt và mọi điều kiện để người dàn vui đón Tết.

Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục truyền thông mạnh mẽ, tăng cường nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân trong thực hiện các quy định phòng chống dịch; chủ động xét nghiệm khi nghi ngờ triệu chứng và đăng ký điều trị cho F0 tại nhà; tuyên truyền người trong gia đình có ca F0 điều trị tại nhà phải tự ý thức bảo vệ đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm; hướng dẫn cho người dân biết các điều kiện để điều trị cách ly tập trung tại bệnh viện cho F0 (bao gồm người già, người có bệnh nền, người có triệu chứng trở nặng...).

Bên cạnh đó, hướng dẫn thông tin cho người dân ra/vào thành phố nắm cấp độ dịch tại địa phương nơi lưu trú/nơi đến; hướng dẫn khai báo y tế trên các phần mềm khi ra/vào thành phố; hướng dẫn các trường hợp phải làm xét nghiệm nhanh/PCR theo quy định; hướng dẫn các trường hợp thực hiện cách ly, thời gian cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà...; tuyên truyền, vận dộng các tổ chức, cá nhân hạn chế tổ chức tiệc tất niên, liên hoan xóm, tổ dân phố... có tụ tập đông người.

Mặt khác, thông tin, tuyên truyền đến mọi người dân về tình hình dịch, nhấn mạnh diễn biến lây lan của biến thể Omicron trên thế giới, khu vực và trong nước để mọi người biết, chủ động phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch COVID-19, nhất là đối với những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao, mắc bệnh nền... nhưng cũng không hoang mang, lo lắng.

Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị lãnh đạo các cơ quan báo, đài thành phố tăng cường công tác kiểm duyệt chặt chẽ các tin, bài có tính bình luận, dự đoán về những diễn biến của dịch bệnh; không đưa những tin, bài phát ngôn của các cá nhân thiếu căn cứ, suy diễn, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân; tuân thủ sự chỉ đạo và sử dụng các nguồn thông tin chính thức từ các cơ quan có trách nhiệm. Quản lý, kiểm soát thông tin của đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên của đơn vị đăng tải, chia sẻ thông tin trên internet và mạng xã hội. Hạn chế đưa tin về số ca nhiễm hàng ngày, tránh đặt tiêu đề nhấn mạnh mức độ dịch gây hoang mang, lo lắng cho người dân, ảnh hướng đến môi trường đầu tư, du lịch của thành phố trong tình hình mới.

THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác