Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng
Đăng ngày 26-06-2018 01:39, Lượt xem: 5353

Địa chỉ: 2 Bạch Đằng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Đường dây nóng hỗ trợ: 0935 207 237

Điện thoại: 84.236.3.562731

Website: https://antoanthucpham.danang.gov.vn/

Email: bqlattp@danang.gov.vn

Lãnh đạo đơn vị:

01.Nguyễn Tấn Hải.

Chức vụ: Trưởng Ban   

Điện thoại: 0236.3650808.

Di động: 0914.000.808

02. Nguyễn Minh Tiến.

Chức vụ: Phó Trưởng Ban    

Điện thoại: 0236.3574466

Di động: 0905.705.686

03. Nguyễn Dũng Sỹ

Chức vụ: Phó Trưởng Ban    

 Các phòng, đội của Ban:

Phòng, đội Lãnh đạo
Văn phòng Ban Chánh văn phòng Tống Thị Ly Phương
Đội Quản lý ATTP số 1 Đội trưởng Nguyễn Thị Kim Hồng
Công tác thanh tra Trưởng phòng Nguyễn Văn Hòa
Đội Quản lý ATTP số 2 Đội trưởng Nguyễn Phú Phúc
Phòng Nghiệp vụ Trưởng phòng Võ Lê Hồng Phong

Giới thiệu Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng

1. Vị trí, chức năng

a) Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực thi pháp luật và thực hiện chức năng, thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

b) Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động theo quy định; được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.

Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.

2. Nhiệm vụ

a) Tham mưu cho cấp có thẩm quyền về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố

- Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm; chương trình, quy hoạch, đề án, dự án, kế hoạch dài hạn và hàng năm về lĩnh vực an toàn thực phẩm;

- Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, phân phối, kinh doanh đối với tất cả các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng; sản phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và các thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý của thành phố theo phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương; trừ sản xuất ban đầu như trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, hoạt động kiểm soát giết mổ do Ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và hoạt động đấu tranh phòng, chống thực phẩm giả, buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chất đựng thực phẩm do ngành Công Thương quản lý;

- Quản lý an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm; các chợ đầu mối nông sản và thủy sản, đấu giá nông sản thuộc phạm vi quản lý của thành phố theo quy định;

- Tổ chức việc kiểm tra, cấp, đình chỉ, thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy tiếp nhận trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân thành phố;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan trong việc triển khai hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục các sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn thành phố;

- Tổng hợp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương liên quan đến an toàn thực phẩm.

b) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền trên địa bàn thành phố.

c) Công tác truyền thông, hướng dẫn về an toàn thực phẩm

- Triển khai hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố;

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác an toàn thực phẩm đối với Phòng Y tế và Phòng Kinh tế hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

d) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về an toàn thực phẩm

- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về kiểm nghiệm thực phẩm (thu thập, phân tích, kiểm nghiệm mẫu thực phẩm); hướng dẫn và giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. Tham mưu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của thành phố; nghiên cứu đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm;

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực an toàn thực phẩm. Thực hiện thẩm định các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cơ sở và tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nhà nước. Xây dựng hệ thống nghiên cứu phát triển, giám sát cảnh báo các nguy cơ về an toàn thực phẩm. Định hướng, phát triển cách thức ứng phó, xử lý đối với các tình huống phát sinh trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm.

đ) Phối hợp, hợp tác trông công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; Sở Công Thương trong lĩnh vực phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại; Sở Y tế trong việc quản lý thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng và các sở - ngành khác có liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm;

- Tham gia hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước nghiên cứu về an toàn thực phẩm.

e) Thực hiện quản lý, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính theo quy định

- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức và số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban Quản lý; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố;

- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố hoặc cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT