Động Vân Thông - Núi Thủy Sơn

Động Vân Thông, còn gọi là “đường lên trời”, nằm gọn trong lòng núi, đường vào động tối, càng vào sâu càng hẹp và thông lên đỉnh núi.

Giữa động có một tượng Phật bằng đá lớn, cao 205cm, ngang thân 50cm, tượng tư thế đứng, tay duỗi thẳng theo thân, tay trái giương cao ra phía trước, thế bắt ấn.

Ngoài ra, trong động có tấm bia ma nhai khắc trực tiếp vào vách động, ghi dòng chữ Hán “Ngũ Uẩn Sơn Cổ Tích Phật Diệt Lạc”, nay chữ trên bia đã bị mòn mờ, rất khó đọc. Bia được dựng vào năm Tân Mùi (1631), thời chúa Nguyễn, tạo hình khá kiểu cách, có tính tượng trưng. Đó là hình ngôi chùa nhỏ với mái che và các góc uốn cong. Khoảng cách giữa mái che và lòng bia được cắt thành chín ô, mỗi ô khắc một chữ, ghi tên bia Ngũ Uẩn sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc. Diềm hai bên và dưới trang trí kiểu hoa và dây leo. Bia có chiều cao 74 cm, rộng 64 cm; trán bia cao 14 cm; diềm bia rộng 4 cm. Lòng bia khắc 14 dòng chính văn. Nội dung văn bia cho biết: Tỳ kheo Huệ Đạo Minh, xã Du Xuyên, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa, xứ Quảng Nam, nước Đại Việt trú trì khai sáng, trùng tu, đốt hương chúc thánh, hồi hướng tam bảo để lưu truyền vạn đời. Phổ nguyện phụ mẫu, chúng sinh pháp giới, một lòng quy mệnh ở thế giới cực lạc A Di Đà Phật. Tiếp theo là những lời nguyện và tán thán Phật pháp của vị  tỳ kheo.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT