Sự cần thiết và mục tiêu của việc đánh giá chỉ số PCI
Đăng ngày 03-12-2022 16:30, Lượt xem: 291

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index) được thiết kế nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đây là chỉ số được thực hiện bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam, lần đầu tiên công bố Chỉ số PCI là vào năm 2006, đến nay Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đã trải qua 15 lần công bố và đã trở thành một chỉ báo quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của mình. Mỗi lần công bố, chỉ số PCI đã cung cấp cho lãnh đạo các địa phương trong cả nước thấy được các ưu điểm và đặc biệt là các hạn chế cần phải cải thiện để nâng cao năng lực điều hành của từng địa phương, cũng như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

I. Sự cần thiết

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index) được thiết kế nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đây là chỉ số được thực hiện bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam, lần đầu tiên công bố Chỉ số PCI là vào năm 2006, đến nay Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đã trải qua 15 lần công bố và đã trở thành một chỉ báo quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của mình. Mỗi lần công bố, chỉ số PCI đã cung cấp cho lãnh đạo các địa phương trong cả nước thấy được các ưu điểm và đặc biệt là các hạn chế cần phải cải thiện để nâng cao năng lực điều hành của từng địa phương, cũng như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Tuy nhiên, các báo cáo PCI hàng năm của VCCI chỉ dừng lại ở việc công bố các kết quả chung và kết quả xếp hạng về môi trường kinh doanh của các địa phương, báo cáo PCI không thể đi sâu phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những điểm hạn chế của từng chỉ số thành phần, từng chỉ tiêu của từng địa phương, cũng như đi sâu phân tích những nguyên nhân của các hạn chế đó để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để có thể góp phần cải thiện chỉ số PCI và môi trường kinh doanh nói chung của địa phương đó trong những năm tiếp theo.

Do đó, việc phân tích đánh giá dựa trên kết quả dữ liệu từ Báo cáo PCI 2020 là một bước triển khai cần thiết và không thể bỏ qua để có thể phân tích làm rõ những hạn chế và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp khắc phục cho những năm sau. Cùng với đó, việc xây dựng báo cáo PCI 2020 sẽ tiếp tục được phân tích, đánh giá, làm rõ vai trò của các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan cùng với sự đóng góp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, hội doanh nghiệp cũng như các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan.

Kết quả từ việc công bố kết quả PCI hàng năm của VCCI đến các bước xây dựng báo cáo phân tích riêng chỉ số PCI năm 2020 của thành phố và trải qua các bước, tham vấn, lấy ý kiến của các bên liên quan, tất cả sẽ cung cấp cho lãnh đạo UBND thành phố một bức tranh đầy đủ về môi trường kinh doanh thành phố để lãnh đạo UBND thành phố có những chỉ đạo phù hợp.

II. Mục tiêu của nhiệm vụ

Trên cơ sở kết quả đánh giá PCI Đà Nẵng năm 2020 so sánh với những năm trước đó, báo cáo sẽ phân tích làm rõ những mặt tích cực và những điểm còn hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số PCI Đà Nẵng nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm đến.

III. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu: Kết quả đánh giá PCI Đà Nẵng. 

2. Phạm vi nghiên cứu: Kết quả đánh giá PCI Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020. 

3. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, chuyên gia.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT