Các TTHC của Bộ Công an không thực hiện tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích
Đăng ngày 20-09-2017 11:28, Lượt xem: 215

Công an thành phố Đà Nẵng đã ban hành Công văn số 1649/CATP-PV19 về việc thực hiện Quyết định số 45/2016/QÐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. 

Theo đó, tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an không thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, gồm có 149  thủ tục. Cụ thể:

I. Lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh: 23 thủ tục (thuộc thẩm quyền của cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp xã) không tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thuộc thẩm quyền của các cấp như sau: 

I.1. Cấp Trung ương: 15 thủ tục (Cục Quản lý xuất nhập cảnh –Bộ Công an): 

1. Cấp Giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài 

2. Thủ tục cấp giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam

3. Đăng ký thường trú tại Việt Nam đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

4. Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an

5. Cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam

6. Gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

7. Cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam 

8. Kiểm tra, xét duyệt nhân sự, cấp phép nhập cảnh cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an 

9. Cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an

10. Gia hạn tạm trú cho người đã được cấp giấy miễn thị thực

11. Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam

12. Cấp lại giấy phép xuất, nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam

13. Trình báo mất thẻ ABTC

14. Cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài

15. Cấp thị thực điện tử theo đề nghị của cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh

I.2. Cấp tỉnh: 14 thủ tục (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh- Công an tỉnh):

1. Cấp Giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài 

2. Đăng ký thường trú tại Việt Nam đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

3. Cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam

4. Gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

5. Cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam 

6. Gia hạn tạm trú cho người đã được cấp giấy miễn thị thực

7. Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam

8. Cấp lại giấy phép xuất, nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam

9. Cấp giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán ra nước ngoài tại Công an cấp tỉnh

10. Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại Công an cấp tỉnh

11. Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam qua Trang thông tin điện tử

12. Cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại Công an cấp tỉnh

13. Cấp lại thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại Công an cấp tỉnh

14. Cấp giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới cho người nước ngoài tại Công an cấp tỉnh

I.3. Cấp xã: 02 thủ tục (xã, phường, thị trấn):

1. Cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc ở Công an cấp xã

2. Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam bằng phiếu khai báo tạm trú

II. Lĩnh vực: Đăng ký quản lý con dấu: 12 thủ tục (thuộc thẩm quyền của cấp Trung ương, cấp tỉnh) không tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thuộc thẩm quyền của các cấp như sau: 

II.1. Cấp Trung ương: 06 thủ tục (Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an): 

1. Giải quyết thủ tục làm con dấu có biểu tượng, chữ nước ngoài, tên viết tắt và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

2. Giải quyết thủ tục làm con dấu mới và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

3. Giải quyết thủ tục làm con dấu thứ hai và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

4. Giải quyết thủ tục đổi con dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

5. Giải quyết thủ tục làm lại con dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

6. Giải quyết thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

II.2. Cấp tỉnh: 06 thủ tục (Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh): 

1. Giải quyết thủ tục làm con dấu có biểu tượng, chữ nước ngoài, tên viết tắt và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

2. Giải quyết thủ tục làm con dấu mới và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

3. Giải quyết thủ tục làm con dấu thứ hai và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

4. Giải quyết thủ tục đổi con dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

5. Giải quyết thủ tục làm lại con dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

6. Giải quyết thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 

III. Lĩnh vực: Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ: 38 thủ tục (thuộc thẩm quyền của cấp Trung ương, cấp tỉnh) không tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thuộc thẩm quyền của các cấp như sau: 

III.1. Cấp Trung ương: 20 thủ tục (Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an): 

1. Cấp giấy phép mang pháo hoa, thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa vào Việt Nam tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an

2. Cấp giấy phép trang bị vũ khí quân dụng tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an

3. Cấp giấy phép mua vũ khí thô sơ 

4. Cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ 

5. Cấp giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an

6. Cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 

7. Cấp đổi giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 

8. Cấp lại giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 

9. Cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 

10. Cấp đổi giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 

11. Cấp lại giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 

12. Cấp giấy phép sửa chữa vũ khí 

13. Cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ 

14. Cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 

15. Cấp giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ 

16. Cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng 

17. Cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp 

18. Điều chỉnh giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp 

19. Cấp giấy xác nhận đăng ký vũ khí thô sơ 

20. Cấp giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ 

III.2. Cấp tỉnh: 17 thủ tục (Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh): 

1. Cấp giấy phép mua vũ khí thô sơ 

2. Cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ 

3. Cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 

4. Cấp đổi giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 

5. Cấp lại giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 

6. Cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 

7. Cấp đổi giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 

8. Cấp lại giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 

9. Cấp giấy phép sửa chữa vũ khí 

10. Cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ 

11. Cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 

12. Cấp giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ 

13. Cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng 

14. Cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp 

15. Điều chỉnh giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp 

16. Cấp giấy xác nhận đăng ký vũ khí thô sơ 

17. Cấp giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ 

III.3. Cấp xã: 01thủ tục (Công an cấp xã thuộc Công an cấp huyện thuộc tỉnh):

1. Cấp giấy phép mua vũ khí thô sơ 

IV. Lĩnh vực: Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới: 09 thủ tục (thuộc thẩm quyền của cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện) không tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thuộc thẩm quyền của các cấp như sau: 

IV.1. Cấp Trung ương: 03 thủ tục (Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an): 

1. Đăng ký xe tạm thời 

2. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe 

3. Cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên 

IV.2. Cấp tỉnh: 04 thủ tục (Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh): 

1. Đăng ký xe tạm thời 

2. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe 

3. Cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên 

4. Cấp phù hiệu kiểm soát cho xe ô tô mang biển số khu kinh tế - thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa

IV.3. Cấp huyện:  02 thủ tục  (Công an các huyện thuộc Công an cấp tỉnh)

1. Đăng ký mô tô, xe gắn máy tạm thời tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy

2. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký mô tô, xe gắn máy và biển số xe tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy

V. Lĩnh vực: Tổ chức cán bộ: 07 thủ tục (thuộc thẩm quyền của cấp Trung ương, cấp tỉnh) không tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thuộc thẩm quyền của các cấp như sau: 

V.1. Cấp Trung ương: 03 thủ tục (Tổng cục Chính trị - Bộ Công an):  

1. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân 

2. Tuyển lao động hợp đồng trong Công an nhân dân 

3. Tuyển lao động hợp đồng tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có thu trong lực lượng Công an nhân dân tại các tổng cục,  bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ

V.2. Cấp tỉnh: 04 thủ tục (Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh):  

1. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân 

2. Tuyển lao động hợp đồng trong Công an nhân dân 

3. Tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân tại Công an cấp tỉnh

4. Tuyển chọn công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

VI. Lĩnh vực: Chính sách: 26 thủ tục (thuộc thẩm quyền của cấp Trung ương, cấp tỉnh) không tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thuộc thẩm quyền của các cấp như sau: 

VI.1. Cấp Trung ương: 08 thủ tục (Tổng cục Chính trị - Bộ Công an):  

1. Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với Sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20-7-1954 đến 30-4-1975, về gia đình từ ngày 31-12-1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng, trước khi về gia đình thuộc biên chế Công an nhân dân 

2. Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương; thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cán bộ dân chính đảng hoạt động cách mạng ở chiến trường B, C, K từ 30-4-1975 trở về trước không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc 

3. Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với những người cộng tác bí mật với cơ quan Công an được Công an từ cấp huyện (quận), Ban An ninh huyện (quận)... trở lên tổ chức, quản lý và giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7-1954 đến 30-4-1975 ở chiến trường B, C, K, D (kể cả số đã chết) 

4. Xét hưởng chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương 

5. Trợ cấp khó khăn đột xuất cho thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an nhân dân 

6. Cấp thẻ bảo hiểm y tế

7. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

8. Cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế

VI.2. Cấp tỉnh: 18 thủ tục (Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh): 

1. Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với Sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20-7-1954 đến 30-4-1975, về gia đình từ ngày 31-12-1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng, trước khi về gia đình thuộc biên chế Công an nhân dân 

2. Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương; thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cán bộ dân chính đảng hoạt động cách mạng ở chiến trường B, C, K từ 30-4-1975 trở về trước không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc 

3. Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với những người cộng tác bí mật với cơ quan Công an được Công an từ cấp huyện (quận), Ban An ninh huyện (quận)... trở lên tổ chức, quản lý và giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7-1954 đến 30-4-1975 ở chiến trường B, C, K, D (kể cả số đã chết) 

4. Xét hưởng chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương 

5. Trợ cấp khó khăn đột xuất cho thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an nhân dân 

6. Cấp thẻ bảo hiểm y tế

7. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

8. Cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế

9. Xét hưởng chế độ đối với người trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

10. Xét công nhận liệt sỹ, cấp bằng “Tổ quốc ghi công” và “Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ” đối với liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ tại Công an cấp tỉnh

11. Xét công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 tại Công an cấp tỉnh

12. Xét công nhận người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc tại Công an cấp tỉnh

13. Xét hưởng trợ cấp đối với thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh tại Công an cấp tỉnh

14. Xét hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần đối với Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến tại Công an cấp tỉnh

15. Xét công nhận người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày tại Công an cấp tỉnh

16. Xét trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học tại Công an cấp tỉnh

17. Xét hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần đối với Bệnh binh tại Công an cấp tỉnh

18. Xét khen thưởng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Công an cấp tỉnh

VII. Lĩnh vực: Đăng ký quản lý cư trú: 26 thủ tục (thuộc thẩm quyền của cấp huyện, cấp xã) không tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thuộc thẩm quyền của các cấp như sau: 

VII.1. Cấp huyện: 09 thủ tục (Công an thành phố, thị xã – thuộc Công an tỉnh): 

1. Đăng ký thường trú 

2. Tách sổ hộ khẩu 

3. Cấp đổi sổ hộ khẩu 

4. Cấp lại sổ hộ khẩu 

5. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu 

6. Xóa đăng ký thường trú 

7. Xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú 

8. Hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật 

9. Cấp giấy chuyển hộ khẩu 

VII.2. Cấp xã : 17 thủ tục (Công an xã, phường, thị trấn - thuộc  Công an cấp huyện): 

1. Đăng ký thường trú 

2. Tách sổ hộ khẩu 

3. Cấp đổi sổ hộ khẩu 

4. Cấp lại sổ hộ khẩu 

5. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu 

6. Xóa đăng ký thường trú 

7. Xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú 

8. Hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật 

9. Cấp giấy chuyển hộ khẩu 

10. Đăng ký tạm trú tại Công an cấp xã

11. Cấp đổi sổ tạm trú tại Công an cấp xã

12. Cấp lại sổ tạm trú tại Công an cấp xã

13. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú tại Công an cấp xã

14. Khai báo tạm vắng tại Công an cấp xã

15. Lưu trú và tiếp nhận lưu trú tại Công an cấp xã

16. Gia hạn tạm trú tại Công an cấp xã

17. Hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật tại Công an cấp xã

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác